Master Bedroom Là Gì ? 03 Điều Cần Lưu Ý Khi Thiết Kế Phòng Ngủ Master
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Phòng ngủ là một trong những khu vực quan trọng nhất trong nhà, là không gian riêng tư và thường được gia chủ chú trọng nhất. Những năm gần đây, việc thiết kế và xây dựng phòng ngủ theo phong cách sử dụng phòng ngủ master thường được nhiều người tìm kiếm và yêu thích. Vậy master bedroom hay phòng ngủ master là gì ? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của INHO Interior để hiểu rõ hơn nhé!
Phòng ngủ master là gì ? Master bedroom là gì?
Master bedroom – phòng ngủ master là gì ?
“Master” được bắt nguồn từ chữ magister trong tiếng La tinh – có nghĩa là trưởng, đứng đầu hoặc giám đốc. Thuật ngữ Master Bedroom bắt đầu xuất hiện từ đầu thế kỉ XX – để thể hiện phòng ngủ chính trong nhà và thường là phòng ngủ của gia chủ.
Vì là phòng ngủ chính và là phòng của gia chủ nên phòng ngủ master – master bedroom thường có diện tích khá lớn, được bố trí ở nơi có view đẹp nhất, được chú trọng trang trí và đầu tư nhiều nhất trong nhà.
Diện tích master bedroom – phòng ngủ master bao nhiêu là hợp lý ?
Tuỳ vào diện tích của nhà hay căn hộ mà phòng ngủ master sẽ có diện tích khác nhau, tuy nhiên thông thường diện tích phòng ngủ master thường phải lớn hơn 35m2 để đảm bảo có thể bố trí đầy đủ nội thất, tạo không gian thoải mái và thoáng đãng.
Lịch sử hình thành phòng ngủ – sự ra đời của master bedroom – phòng ngủ master
Những năm 1700
Giai đoạn này, ở Mỹ nhà thường chỉ có một phòng với đầy đủ chức năng (nơi gia đình sẽ nấu nướng, ăn uống, giao lưu và uống rượu). Vào giai đoạn này, hình thành một phòng ngủ chính với sự riêng tư là một thứ xa xỉ.
Những năm 1800
Kinh tế bắt đầu khá hơn và nhiều gia đình trở nên giàu có. Nhiều gia đình bắt đầu xây nhà có nhiều phòng và mỗi phòng có chức năng riêng biệt (phòng chỉ để ăn, phòng chỉ để làm việc, phòng ở của người hầu, phòng ngủ cho trẻ em) Và (cuối cùng) cha mẹ sẽ có phòng ngủ riêng.
Lúc này, gia đình nào có nhiều phòng – chức năng riêng có nghĩa là giàu có và địa vị. Kết quả là, hầu hết các ngôi nhà có nhiều phòng nhỏ – tuy nhiên chưa có phòng ngủ chính.
Những năm 1900
Vào đầu thế kỷ này, hầu hết các phòng ngủ được xây dựng trên tầng hai của ngôi nhà, khiến phòng ngủ trở nên riêng tư hơn nhiều. Năm 1926 đánh dấu lần đầu tiên cụm từ “phòng ngủ chính” được sử dụng. Với giá 4.398 đô la, ngôi nhà đắt nhất ở Hà Lan có: một mái che nắng, tủ bếp âm tường và phòng ngủ “chính” với phòng tắm “riêng“.
Giai đoạn này phòng ngủ chính đã dần hình thành nhưng nó vẫn còn chưa phổ biến tại Mỹ. Sau Thế chiến thứ hai, các cuộc hôn nhân đến với nhau bởi tình yêu nhiều hơn là sắp đặt. Những ngôi nhà mới có đặc điểm là “sự sum họp”. Những căn phòng nhỏ, khép kín của những năm 1800 dần được thay thế bởi nhà lớn, đòi hỏi sự riêng tư nhiều hơn – đặc biệt là phòng dành cho cha mẹ.
Những năm 2000
Xu hướng phòng ngủ master bắt đầu phổ biến vào thập kỷ này. Khi phòng ngủ dần trở thành nơi riêng tư – được đầu tư nhiều nhất trong nhà.
Hầu hết các gia đình giàu có và địa vị đều sở hữu một căn phòng ngủ master với đầy đủ tiện nghi, diện tích rộng và vô cùng sang trọng.
03 điều cần lưu ý khi thiết kế master bedroom – phòng ngủ Master
Cách bài trí giường ngủ
Thông thường mỗi người dùng 1/3 cuộc đời để ngủ – việc lựa chọn và bài trí giường ngủ hợp lý, đúng đắn đóng vai trò rất quan trọng trong thiết kế phòng ngủ master.
Giường ngủ cần có kích thước phù hợp với diện tích phòng, khung giường chắc chắn – giường được làm bằng chất liệu tốt.
Giường cũng cần đặt ở vị trí và hướng tốt cho gia chủ và tránh một số điều cấm kỵ trong phong thủy phòng ngủ.
Xem thêm bài viết về phong thủy phòng ngủ tại:
Các đồ nội thất trong phòng ngủ
Ngoài giường ngủ thì việc bố trí các đồ nội thất còn lại hợp lý cũng đóng vai trò rất quan trọng.
Tủ quần áo: diện tích, màu sắc và thiết kế phải bố trí phù hợp với không gian tổng thể của phòng
Gương: cần được bố trí ở vị trí khuất, tránh đối diện giường và nên hạn chế tối đa việc bố trí gương trong phòng ngủ
Màu sắc nội thất
Màu sắc là yếu tố tác động trực tiếp đến tâm trạng của gia chủ. Phòng ngủ nên được lựa chọn các tone màu trầm, ấm, tạo cảm giác gần gũi, ấm cúng – tránh các màu quá sặc sỡ, chói chang, gây cảm giác nóng nực, bực bội.
Hi vọng bài viết trên đây của INHO Interior mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích cũng như hiểu rõ hơn về master bedroom – phòng ngủ master.
source https://inho.vn/phong-ngu-master-bedroom-la-gi/
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Nhận xét
Đăng nhận xét